PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM SÁCH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM HƯNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

        Hôm nay, ngày 07 tháng 03 năm 2025, Công đoàn Trường Tiểu học Nam Hưng phát động toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, lao động nữ của nhà trường mặc trang phục áo dài truyền thống nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi làm việc, đồng thời khơi dạy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam.

        Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt.

           “Dù ở đâu - Paris, London hay những miền xa
           Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
           Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi…”

Không ngẫu nhiên mà lời bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sỹ Từ Huy - Thanh Tùng trở thành âm điệu quen thuộc với đông đảo người Việt Nam.

Bởi vì, cả trăm năm qua, áo dài đã từ đời sống đi vào nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc, hội họa… thậm chí trở thành một biểu tượng, một phần tâm hồn người Việt trên chính quê hương hay ở khắp thế giới.

Nếu như Hàn Quốc có Hanbok, Nhật Bản có Kimono, Scotland có váy Kilt... thì Việt Nam được biết đến với tà áo dài duyên dáng. Từ "Áo dài" đã được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là một loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.

Miêu tả về tà áo dài Việt Nam, nhà thơ Đinh Vũ Ngọc đã có những câu thơ rất đẹp:

“Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh song
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.”

Tuy chưa có văn bản chính thức nào quy định áo dài là quốc phục, nhưng từ xưa đến nay, trong tâm thức người Việt Nam và trong mắt bạn bè quốc tế thì tà áo dài truyền thống được xem là một biểu tượng chứa đựng tinh hoa - văn hoá của dân tộc Việt.

Áo dài được sử dụng trong nhiều sự kiện, từ những nghi lễ trang trọng trong gia đình, công sở, xã hội, ngoại giao, … cho đến biểu diễn nghệ thuật, ứng dụng hằng ngày, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền; trình diễn trong các kỳ festival, tuần lễ thời trang, thi hoa hậu, người đẹp trong và ngoài nước, …

Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch.

Có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Qua nhiều nghiên cứu, chiếc áo dài được khẳng định chính là một niềm kiêu hãnh của người Việt Nam, bởi không phải dân tộc nào cũng có trang phục mang vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa duyên dáng, gợi cảm như vậy.

Vì lẽ đó, ngoài việc gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, áo dài còn là “cầu nối,” là “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch Việt. Khách du lịch khi đến Việt Nam, nhất là các nữ du khách thường chọn áo dài như món quà lưu niệm độc đáo, đặc sắc.

Trong những năm gần đây, bằng sự nỗ lực, tinh thần tự hào dân tộc, nhiều nhà thiết kế đã đem đến cho chiếc áo dài những vẻ đẹp mới lạ. Nhà thiết kế Minh Hạnh, Sĩ Hoàng, Võ Việt Chung... là những người đã góp phần làm rạng rỡ thêm tên tuổi trang phục áo dài trên làng thời trang khu vực và quốc tế.

Vượt qua giá trị của chính mình trong vai trò một sản phẩm tiêu dùng, chiếc áo dài đã đạt đến một vai trò quan trọng hơn đó là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.

Áo dài Việt Nam có từ rất xa xưa, theo từng thời kì lịch sử mà chiếc áo dài có những hình dáng khác nhau và thay đổi theo từng phương. Miền Bắc ngày xưa có kiểu áo dài viền năm tà, miền Trung lại có một kiểu sợi dây cột ngang lưng, miền Nam cũng có áo dài cổ cao theo một cách đặc biệt.

Hoặc họ dùng những hoa văn trên thổ cẩm để làm viền, tạo nên những chiếc áo dài vừa duyên dáng vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trang phục kèm áo dài cũng thay đổi theo thời gian như quần màu đen, trắng hòa cùng màu với áo, khăn đóng ngày nay thay thế bằng vương miện dùng trong ngày cưới của cô dâu.

Nhờ sự khéo léo của những nhà thiết kế, chiếc áo dài Việt Nam đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng và thể hiện nét kín đáo thiết tha của người phụ nữ. Vì sao vậy? Phần trên thường kín cổ, thể hiện vẻ kín đáo nhưng cũng làm hiện lên bờ vai và đôi tay trắng thon dài của cô gái. Nhờ cắt may khéo léo, phần trên chiếc áo thể hiện nét đẹp khỏe mạnh gọn gàng và thùy mị của cô gái Việt Nam.

Hiện nay, tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Trong vài thập niên gần đây, tà áo dài đã' là đồng phục quy định của nhiều công sở và trường học. Ngay cả những dịp quan trọng như ngày Tết, ngày lễ, ngày cưới, người ta cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Với những loại vải quí phái, chất liệu đặc biệt như tơ tằm, lụa với màu sắc lộng lẫy hoặc nhu hòa, chiếc áo dài làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thướt tha, đắm thắm, hiền dịu trong tà áo dài Việt Nam luôn là hình ảnh để lại ấn tượng, nét đậm văn hóa rất riêng đối với bạn bè quốc tế. Chính vì thể, chiếc áo dài trở thành thứ trang phục đẹp đẽ, là trang phục truyền thống của Việt Nam ta.

Áo dài của các bà, các mẹ ngày xưa thường là áo tứ thân hoặc áo năm thân. Áo tứ thân được kết bằng bốn mảnh vải, hai thân trước và hai thân sau. Áo năm thân, vạt áo trái phía trước được ghép thành hai thân vải, rộng gấp đôi vạt áo phía phải. Mặc áo tứ thân thường mặc bỏ buông; mặc áo năm thân thường buộc thắt vào nhau, làm cho dải thắt lưng thiên lí hiện ra lấp ló. Các cụ bà lên chùa lễ Phật vào ngày mồng một, ngày rằm thì mặc áo dài tứ thân màu nâu, màu đà bằng vải hay lụa tơ tằm. Ngày xưa, con gái Kinh Bắc đi hội chùa Dâu, đi hát Quan họ hay mặc áo dài tứ thân màu thẫm.

Dần dần chiếc áo dài được cách tân, cải tiến dần trở thành những chiếc áo dài tân thời như ngày nay. Áo tứ thân được cải tiến, ống tay thon, cổ áo hoặc được dựng cao, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc được cách điệu. Có nhiều cúc bấm chạy chéo nghiêng theo hai vạt áo phía trước. Lưng áo được may thắt lại tạo nên “eo”, làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Tà áo xẻ dài từ hông xuống tạo nên nét duyên dáng, thướt tha của người con gái Việt. Áo dài tân thời được may bằng lụa đủ màu sắc: trắng, hồng, xanh lơ, tím, ... lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc áo. Chiếc áo dài khi mặc thường được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

Áo dài được dùng rộng rãi và rất phổ biến. Xưa, áo dài được người phụ nữ sử dụng phổ biến khi đi đồng, khi làm việc, … trở thành một trang phục thường ngày bởi sự tiện lợi ngay cả khi làm lụng trên đồng. Ngày nay cũng thế, chiếc áo dài không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh, ... Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

Nhằm tiếp tục lan tỏa nét đẹp của tà áo dài, hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) và các ngày lễ lớn. Sáng ngày 7/3/2025 toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Nam Hưng đã mặc những bộ áo dài đẹp nhất để hưởng ứng cho “Tuần lễ áo dài” năm 2025.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hôm nay, ngày 07 tháng 03 năm 2025, Công đoàn Trường Tiểu học Nam Hưng phát động toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, lao động nữ của nhà trường mặc trang phục áo dài truyền thống nhằm lan ... Cập nhật lúc : 20 giờ 30 phút - Ngày 9 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Hòa trong không khí vui vẻ, phấn khởi chào mừng 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Chiều ngày 7 tháng 3 năm 2025, BCH Công đoàn trường Tiểu học Nam Hưng đã tổ c ... Cập nhật lúc : 20 giờ 14 phút - Ngày 9 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Ngày 8/3 là dấu mốc quan trọng về lịch sử cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ trên toàn thế giới. Để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa thì đã có không ít máu và nước mắ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 26 phút - Ngày 4 tháng 3 năm 2025
Xem chi tiết
Sáng ngày 24/2/2025, Trường TH Nam Hưng đã tuyên truyền phòng bệnh cúm mùa cho toàn thể CBGVNV và hơn 400 HS toàn trường. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 6 phút - Ngày 24 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Cuốn sách “Những trận đánh nổi tiếng của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng” được biên soạn bởi nhóm tri thức Việt với mong muốn mang đến một tài liệu lịch sử đặc sắc, hấp dẫn với mọi tầng lớp ... Cập nhật lúc : 15 giờ 52 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Để chuẩn bị cho học sinh nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 24 tháng 1, thầy và trò Trường Tiểu học Nam Hưng đã thực hiện công tác vệ sinh lớp học, dọn dẹp hành lang đê và cổng trường, kh ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 26 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Nam Hưng thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tới toàn thể phụ huynh học sinh và các em học sinh. ... Cập nhật lúc : 19 giờ 40 phút - Ngày 26 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
Ngày 22/01/2025, Trường Tiểu học Nam Hưng tổ chức chương trình Xuân gắn kết - Tết yêu thương. Chương trình có ý nghĩa sâu sắc giúp các em học sinh hiểu hơn về một số phong tục ngày Tết cổ t ... Cập nhật lúc : 22 giờ 19 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
Thực hiện theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Nam Sách về việc tăng cường tổ chức chuyên đề và nâng cao chất lượng sinh hoạt (nhóm) chuyên môn, chiều ngày 20/01/2025, Trường Tiể ... Cập nhật lúc : 21 giờ 30 phút - Ngày 21 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
Trường Tiểu học Nam Hưng tổ chức Lễ sơ kết học kì I và trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 46 phút - Ngày 20 tháng 1 năm 2025
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Ứng dụng công nghệ AI nhằm tăng cường mô hình hoá trong Toán học
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG TH
CHUYÊN Đề môn Tiếng Việt lớp 4
Chuyên đề GD kỹ năng công dân số
Chuyên đề Chuyển đổi số trong xây dựng KHDH và ứng dụng trong giảng dạy
C.ĐỀ DẠY QUYỀN CON NGƯỜI
CĐ ứng dụng STEM vào dạy học Toán 4
Chuyên đề tổ chức hoạt động thư viện
Chuyên đề sử dụng công nghệ số vào dạy GD ĐP lớp 2
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
KẾ HOẠCH THI GVG TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025
TỔNG HỢP KINH PHÍ CHI TRẢ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP GIẢNG DẠY HỌC SINH KHUYẾT TẬT (Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2022 của UBND huyện Nam Sách)
QUYẾT ĐỊNH Về việc Phê duyệt danh sách hỗ trợ giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật theo phương pháp giáo dục hòa nhập trên địa bàn huyện Nam Sách
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD